VINH QUANG NGHỀ DẠY HỌC!
Mỗi dịp chào đón ngày 20/11, các thầy cô giáovà những người làm công tác giáo dục đều cảm thấy vinh dự và tự hào hơn với truyền thống của ngành. Càng vinh dự và tự hào, chúng ta càng ý thức được trách nhiệm lớn lao mà xã hội đã phó thác, tin tưởng, từ đó phải phấn đấu để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Cùng với sự nghiệp trồng người khó nhọc, gian nan mà cũng hết sức vinh quang, ấm áp tình người là quá trình tự rèn luyện, trau dồi, bổ sung kiến thức, tâm huyết, nhân cách của người thầy. Hơn ai hết, mỗi giáo viên tự hiểu, mỗi giờ lên lớp họ cần phải làm gì để không phải lúng túng, xấu hổ trước học trò. Đối với giáo viên, niềm vui hay nước mắt đều có giá trị như nhau sau mỗi giờ giảng. Những trăn trở, băn khoăn còn tiếp tục mở ra cả khi tiết học kết thúc. Bởi người thầy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc truyền dạy tri thức và giáo dục nhân cách cho học sinh; được coi như người cha, người mẹ thứ hai của học trò.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”. Người cũng đã dạy chúng ta “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”. Và cố thủ tướng Phạm Văn Đồng quan niệm: nghề dạy học là nghề vinh quang trong các nghề vinh quang, là nghề cao quý trong các nghề cao quý. Ngày nay, khi xã hội phát triển, vai trò và nhiệm vụ của người thầy lại càng quan trọng hơn, bởi họ có trọng trách tạo nên đội ngũ học sinh có tri thức, đủ sức gánh vác sự nghiệp xây dựng đất nước Những người thầy tâm huyết, yêu nghề có lẽ cũng đã phải đấu tranh rất nhiều với đời sống bấp bênh, khắt khe để không bị lung lay, để không bị sa ngã vì niềm tin vào nghiệp mà đã theo đuổi. Thế hệ các thầy cô giáo của ngành giáo dục trước đây, hiện tại và mai sau mãi mãi là những tấm gương sáng vượt qua mọi khó khăn, đưa ngành GD từng bước phát triển vững chắc và đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển quê hương, đất nước. Hơn bao giờ hết, nhà giáo rất cần một niềm tin, một tấm lòng biết cảm thông, chia sẻ. Người thầy ngày nay còn cần phải được trang bị tốt những kĩ năng sống thiết yếu. Một điều gần như đã thành qui luật: không có thầy giỏi thì không thể có trò giỏi. Thầy giỏi thì trò ngưỡng mộ, có sức hút đặc biệt đối với trò.
Mỗi nhà giáo đều ý thức rõ sứ mệnh “Trồng người” thiêng liêng và cao cả, luôn “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, hưởng ứng các phong trào thi đua, cuộc vận động, để luôn là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và Sáng tạo; hăng hái thi đua dạy tốt - học tốt, đổi mới, sáng tạo trong giảng dạy và công tác, gương mẫu, nêu cao tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp, tác phong làm việc khoa học, dân chủ, hiệu quả, xâydựng môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện, giữ gìn đạo đức, thanh danh nhà giáo. Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đội ngũ các thầy giáo, cô giáo cần tiếp tục nâng cao phẩm chất, năng lực nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu mới, góp phần vào sự phát triển giáo dục – đào tạo nước nhà.
Trong không khí hân hoan chào mừng 39 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2021), trân trọng gửi tới các thế hệ Nhà giáo lời tri ân sâu sắc và lời chúc mừng tốt đẹp nhất!
Kính chúc các Thầy giáo, Cô giáo, các cán bộ quản lý và những người làm công tác giáo dục luôn dồi dào sức khoẻ, gia đình hạnh phúc, luôn là tấm gương sáng, tâm huyết và sáng tạo, thủy chung với sự nghiệp “Trồng người”,
Ngườiviết: ĐinhThị Hoàn
MỌI Ý KIẾN PHẢN ÁNH VUI LÒNG LIÊN HỆ:
HOTLINE :
EMAI : c2.lat.chn@hoabinh.edu.vn
Hôm nay : | 111 |
Hôm qua : | 62 |
Tất cả : | 594 |