ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI THẦY

       

       Nhà giáo được xã hội tôn vinh bởi sứ mệnh trồng người và được coi là “Kỹ sư tâm hồn”, do nhà giáo không chỉ dạy chữ mà còn dạy cách làm người, hình thành và phát triển nhân cách người học. Hiện nay, xã hội tôn vinh  nghề dạy học bao nhiêu thì đòi hỏi càng cao về phẩm chất đạo đức và trách nhiệm của nhà giáo bấy nhiêu.

       Những năm gần đây,việc thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông đang đặt ra cho người giáo viên nhiệm vụ mới nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển. Trước tình hình đó, nhà giáo phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, tự trang bị cho mình thêm lý luận dạy học, đúc kết, hệ thống những đề tài kinh nghiệm phục vụ cho giảng dạy.

      Trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa, người thầy giáo thường xuyên được tiếp cận với các phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại, cần nắm bắt được những thông tin mới, đa dạng nên phải luôn vận động, tích lũy nguồn tri thức để tích hợp trong dạy học. Nhà giáo tiên phong trong tự học, tự nghiên cứu nâng cao năng lực công tác, trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cũng là thể hiện những đặc trưng của đội ngũ trí thức trong thời đại ngày nay. 

      Giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ là một chiến lược quan trọng của quốc gia mà trọng trách được đặt trên vai nhà giáo. Để nâng cao phẩm chất đạo đức của mình, mỗi một thầy, cô giáo phải hiểu, thấm nhuần tư tưởng và đạo đức của Hồ Chí Minh, mỗi người phải không ngừng rèn luyện để hoàn thiện lối sống, nhân cách của mình, sống có tấm lòng nhân ái, làm việc có tinh thần trách nhiệm, biết giữ gìn danh dự nghề nghiệp.

      Người thầy của thời đại mới không chỉ truyền tải cho học trò tri thức để lập nghiệp, mà còn giữ trọng trách quan trọng cùng gia đình, xã hội dạy các em cách làm người.dùng kiến thức, những bài học thực tế của bản thân để giúp các em biết cách hành xử, giao tiếp đúng mực.  Bài học giáo dục ý nghĩa, sâu sắc nhất về đạo đức có thể cảm hóa học trò mọi thời đại chính là tâm đức của mỗi người thầy trong đối nhân xử thế. Mỗi người thầy hãy xây dựng cho mình một hình mẫu, chuẩn mực  để nêu gương cho học trò. Hãy dùng tình cảm xuất phát từ trái tim mình, đặt mình vào vai trò của những người cha, người mẹ hiền từ, mẫu mực để giáo dục các em thành những công dân có ích cho xã hội.

                                                                                                                              Người viết: Nguyễn Thị Toán

Nội dung khác

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Ý KIẾN PHẢN HỒI

MỌI Ý KIẾN PHẢN ÁNH VUI LÒNG LIÊN HỆ:

HOTLINE :

EMAI : c2.lat.chn@hoabinh.edu.vn

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay : 0
Hôm qua : 70
Tất cả : 4734